Ngành chè Việt Nam: Kim ngạch xuất khẩu tăng 11,8% về giá trị

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa chính thức công bố báo cáo “Kết quả thực hiện kế hoạch tháng 8 năm 2017 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn”. Theo bản báo cáo này lượng chè Việt Nam xuất khẩu 8 tháng đầu năm tăng 11,8% về giá trị và 12% về lượng.

Kim ngạch xuất khẩu chè tăng

Theo đó, khối lượng xuất khẩu chè Việt Nam tháng 8 năm 2017 ước đạt 13 nghìn tấn với giá trị đạt 22 triệu USD. Khối lượng này đã đưa tổng khối lượng xuất khẩu chè 8 tháng đầu năm 2017 lên ước đạt 90 nghìn tấn và 142 triệu USD, tăng khoảng 12% về khối lượng và 11,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

che-viet-nam-1

Thị trường chè Việt Nam nguyên liệu trong nước trong tháng 8 năm 2017 ổn định. Tại Bảo Lộc, Lâm Đồng, giá chè nguyên liệu (chè búp tươi) để sản xuất chè xanh vẫn giữ mức 9.000 đồng/ kg, giá chè nguyên liệu sản xuất chè đen tăng 1.000 đồng/ kg lên giữ mức 6.000 đ/ kg sau khi tăng 1.000 đồng/ kg vào tháng trước. Tại Thái Nguyên, giá chè ngon (chè cành chất lượng cao) giữ ở mức 185.000 đồng/ kg, chè xanh búp khô ở mức 135.000 đồng/ kg.

Trước đó, giá chè Việt Nam xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm 2017 đạt 1.569,5 USD/ tấn, giảm khoảng 1,5% so với cùng kỳ năm 2016. Tại Pakistan (thị trường xuất khẩu lớn nhất của chè Việt Nam), trong 7 tháng đầu năm 2017 khối lượng chè xuất khẩu ước đạt 26,2% thị phần. Giảm khoảng 17,8% về khối lượng và giảm 15,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Ở một số thị trường khác, giá trị xuất khẩu chè Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2017 tăng mạnh. Cụ thể, các thị trường có giá trị xuất khẩu chè tăng là Ấn Độ gấp tới 6,66 lần, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất gấp 3,12 lần, Đài Loan tăng 61,2% và Ả Rập Saudi tăng 15,4%….

Thực trạng thị trường chè Việt Nam

che-viet-nam-2

Theo một số tư liệu lịch sử thì cây chè xuất hiện ở nước ta ước đã hàng ngàn năm. Cây chè Việt Nam phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc. Ở phía Nam, cây chè chủ yếu được di thực lên Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc và chủ yếu phân bố trên cao nguyên Lâm Đồng. Hiện Lâm Đồng có diện tích chè 24.000 ha, chiếm 20% diện tích chè toàn quốc và chiếm 90% toàn vùng phía Nam. Đặc biệt, ở một số tỉnh như Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên vẫn lưu giữ được những quần thể chè cổ hàng mấy trăm năm tuổi với giá trị kinh tế, văn hóa lịch sử vô cùng lớn.

Thực trạng trồng và chế biến chè Việt Nam cho thấy đa phần là năng suất lao động thấp, diện tích manh mún nhỏ lẻ, giá trị chè thu hoạch chưa tương xứng với tiềm năng khiến thu nhập của người trồng chè khó đảm bảo. Thậm chí, do canh tác không hiệu quả, nhiều người trồng chè còn trải qua cuộc sống khó khăn và không có cơ hội tái đầu tư.

Mặt khác cũng cần nhìn nhận là việc tranh mua tranh bán chè ở nước ta còn nhiều bất cập. Bởi dù giá chè xanh (chè búp tươi) hiện không cao nhưng cả nước lại có tới hơn 455 cơ sở chế biến chè gây tình trạng cạnh tranh mua bán, thậm chí chèn ép giá. Cả nước còn có nhiều vùng, nhiều cơ sở sản xuất chè phơi, chè chất lượng thấp, không tuân thủ quy trình quy định đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm làm ảnh hưởng tới uy tín, chất lượng chè….

Tuy nhiên, bên cạnh những hạn chế đó thì thực tế cây chè Việt Nam vẫn được coi là cây có hiệu quả kinh tế cao so với những cây trồng khác. Cây chè cũng đóng vai trò quan trọng trong công tác xoá đói giảm nghèo và góp phần làm giàu cho nhiều địa phương, đặc biệt là những tỉnh miền núi.

che-viet-nam-3

Ngành chè Việt Nam còn có một ưu thế khó có thể phủ nhận là sở hữu những giống chè chất lượng cao, giá trị kinh tế lớn như chè shan tuyết Hà Giang. Những cây chè shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi quanh năm được bao phủ trong không khí trong lành và lớp mây mù trắng xóa như sương tuyết không chỉ cho loại trà thơm ngon mà còn trở thành cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, trở thành giá trị văn hóa của vùng đất này.

Khám phá rừng chè shan tuyết Hà Giang, bạn sẽ cảm nhận được sự thanh khiết nơi đầu non của tổ quốc. Chè shan tuyết ở đây mọc thành rừng, không cần chăm sóc, không bón phân hóa học, không phun thuốc trừ sâu, không dùng thuốc kích thích nên cho chất lượng tốt, hương vị trong lành, thuần khiết nhất.

Chè shan tuyết sau khi pha
Chè shan tuyết sau khi pha

Nước chè shan tuyết khi pha lên sóng sánh như mật ong rừng, hương thơm trang nhã, khi uống thì có vị đậm đà. Người dùng chè shan tuyết Hà Giang chính hiệu có thể cảm nhận được vị ngon của chè đọng lại rất lâu như hương của núi rừng tan dần trong miệng. Đó cũng là lý do nhiều người yêu chè không tiếc bỏ số tiền lớn, bỏ thời gian dài để đặt và thưởng thức loại chè shan tuyết Hà Giang chứ danh này.

Đặc biệt, chè shan tuyết Hà Giang có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể như: hàm lượng cafein vừa đủ giúp tinh thần tỉnh táo, sảng khoái mà không gây hại như cà phê, giàu chất chống oxy hóa, giúp chống lão hóa, làm cho đầu óc minh mẫn, phòng chống bệnh tim mạch, ngăn chặn tổn thương não ở người đột quỵ, chống sâu răng, trị viêm nướu răng, trị hơi thở có mùi hôi, chống lú lẫn tuổi già, ngăn chặn bệnh Parkinson, chống độc và giải độc cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư…

Ngành chè Việt Nam: Kim ngạch xuất khẩu tăng 11,8% về giá trị 2

Chè shan tuyết Hà Giang là một trong những loại chè Việt Nam quý hiếm. Thưởng thức chè shan tuyết Hà Giang chính là thưởng thức tinh hoa của thiên nhiên, tinh túy của miền sơn cước, được nuôi dưỡng bởi trời đất và con người qua bao thế hệ.

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời