Ưu nhược điểm của gạo Việt Nam

Ưu nhược điểm của gạo Việt Nam 1

Gạo Việt Nam chiếm tỷ trọng khá lớn trong thị trường quốc tế hiện nay. Bên cạnh gạo Japonica đến từ Nhật Bản, gạo Thái, gạo Ấn Độ thì gạo tại Việt Nam cũng sớm nổi danh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Khí hậu ôn hòa, đất đai phì nhiêu, lượng mưa vừa phải,.. là những thế mạnh giúp chúng ta phát triển lĩnh vực nông nghiệp. Thế nhưng, khi đi sâu vào thực tế, gạo Việt vẫn còn tồn đọng một số hạn chế nhất định bên cạnh những ưu điểm vang danh bấy lâu.

Cánh đồng lúa Việt Nam
Cánh đồng lúa Việt Nam

1.Những ưu điểm nổi bật của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế

+ Đa dạng các giống gạo: Là đất nước của lúa gạo nên Việt Nam chẳng thiếu các loại gạo ngon: gạo hương lài, lài Miên, Bắc Hương, nàng xuân, Điện Biên, tám thơm… Mỗi loại gạo lại có một đặc tính riêng. Tựu chung, chúng đều dẻo thơm, dễ ăn và phù hợp với mọi lúa tuổi. Đi dọc từ Bắc tới Nam, hình ảnh những cánh đồng lúa mênh mông, bấn tận, đổ vàng màu lúa mới đã trở thành hình ảnh kinh điển của nông thôn Việt Nam. Ngày nay, với sự phát triển của các phương tiện vận chuyển, bạn có thể thưởng thức dễ dàng bất kì loại gạo mình mong muốn.

+ Chất lượng gạo ngon: Là một trong những nước có sản lượng gạo đứng đầu thế giới hiện nay, rõ ràng chất lượng gạo Việt Nam là điều không thể phủ nhận. Tỷ lệ dinh dưỡng có trong gạo Việt cũng rất cao. Điển hình như giống gạo hương lài nổi tiếng gần xa. Hạt gạo thon dài, trắng, nhìn tựa như hạt ngọc trời. Khi nấu thành cơm, bạn sẽ cảm nhận được độ mềm mịn của từng hạt, khi đem để dưới ánh điện hay ánh mặt trời, hạt cơm sóng sánh, nhìn rất thích mắt. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngửi thấy mùi thơm đặc trưng của hoa lài trong gạo.

+ Kinh nghiệm trồng lúa đã có từ ngàn đời: Trồng và cấy lúa là nghề nghiệp đã có từ rất lâu đời tại Việt Nam. Hầu hết, nghề làm nông được truyền từ đời này sang đời khác. Do đó, người nông dân đã coi đất đai là máu thịt của mình. Họ hiểu đất, hiểu lúa. Nhờ đó, gạo Việt Nam không hề thua kém bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

Gạo Việt Nam đa dạng về chủng loại
Gạo Việt Nam đa dạng về chủng loại

2.Nhược điểm không thể phủ nhận

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, thì gạo Việt Nam vẫn còn tồn đọng một số hạn chế như:

+ Chưa biết cách áp dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất: Có một sự thật không thể phủ nhận là nền nông nghiệp của Việt Nam vẫn còn lạc hậu. Người nông dân chưa biết cách áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Mặc dù mỗi năm Việt Nam xuất khẩu một lượng gạo lớn ra thị trường thế giới, nhưng bù lại, diện tích canh tác của chúng ta không hề nhỏ. Chúng ta chưa biết cách tận thu hết điều kiện thuận lợi mà thiên nhiên đã ban tặng. Hiện nay, người nông dân vẫn sử dụng trâu để cày cấy. Một số loại máy mà chúng ta đang áp dụng gồm có: máy cày, xe thồ, máy xát,.. Trong khi đó, khi so sánh với nước Nhật thôi, chúng ta sẽ phải ngưỡng mộ sự hiện đại trong nông nghiệp của họ. Người nông dân Nhật khá nhàn vì họ có tất cả các máy móc phù trợ: máy kéo, máy đánh tơi đất, máy bừa, máy làm phẳng đất, máy be bờ, máy gieo hạt, máy bay cỡ nhỏ để phun thuốc trừ sâu, máy gặt đập liên hợp. Chỉ khi nào áp dụng được những kĩ thuật tiên tiến kể trên, ngành nông nghiệp Việt Nam mới đạt được khởi sắc mới.

Máy móc sử dụng còn thô sơ
Máy móc sử dụng còn thô sơ

+ Chưa áp dụng đúng kĩ thuật trong canh tác: Hầu hết, nông dân Việt canh tác lúa chỉ dựa trên kinh nghiệm truyền đời, chứ không áp dụng kiến thức về nông nghiệp. Vì vậy, các công tác gieo cấy, chăm bón, thu hoạch còn bộc lộ nhiều yếu kém. Lúa bị sâu bệnh nhiều, chất lượng gạo cùng phần nào bị ảnh hưởng.

+ Công tác bảo quản còn nhiều yếu kém: Rõ ràng, sau thu hoạch, chất lượng gạo Việt Nam rất tốt, hạt trắng và đều, không hề thua kém chất lượng gạo Nhật, gạo Thái. Thế nhưng sau khi đưa sang nước bạn chất lượng lại suy giảm đáng kể. Đó là do khâu bảo quản, kiểm định còn nhiều yếu kém. Trong khi Nhật trước khi xuất khẩu thì mới đem xay xát để tránh mối mọt, giữ nguyên hương vị của gạo thì chúng ta lại xát luôn, khiến bề mặt gạo bị tác động nhiều bởi yếu tố tự nhiên, vừa giảm thẩm mỹ vừa thay đổi giá trị dinh dưỡng. Hơn nữa các kho chứa của Việt Nam cũng không đáp ứng được các tiêu chuẩn cần có.

Hiện nay, bên cạnh những ưu thế sẵn có, gạo Việt Nam vẫn phải đối mặt với một số hạn chế nhất định. Chỉ cần chúng ta nỗ lực hơn nữa trong việc áp dụng khoa học vào trong sản xuất, nâng cao công tác kiểm định và bảo quản thì gạo Việt sẽ tạo được chỗ đứng vững chức trên thị trường quốc tế. Khi ấy, gạo hương lài, gạo Bắc Hương, gạo tám thơm,.. sẽ không còn là những cái tên quá xa vời nữa.

 

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời