Hiện nay, có khá nhiều loại gạo Nhật nhập khẩu vào Việt Nam. Hầu hết các loại gạo này đều được người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng mặc dù giá thành tương đối cao so với gạo nội địa.
Rõ ràng, giá thành không phải điều khiến người dân bận tâm nhất khi bỏ tiền ra mua gạo. Sự thành công của gạo Nhật nhập khẩu đã minh chứng rõ nét cho nhận định này. Hãy cùng tìm hiểu xem tại sao gạo Nhật lại vững vàng trên thị trường Việt Nam đến vậy.
1.Nhật Bản – Thương hiệu số 1 trong lòng người tiêu dùng
Từ xưa đến nay các sản phẩm có nguồn gốc từ Nhật Bản luôn được người tiêu dùng đánh giá cao. Về máy móc Nhật Bản có Toyota, Hitachi, Panasonic… Về mỹ phẩm thì có Shiseido, Shu Uemura và Kanebo… Nhật Bản đã khẳng định được uy tín, thương hiệu của mình trên toàn thế giới.
Với đức tính cần cù, tỉ mỉ, người Nhật luôn cố gắng tạo ra sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng. Với họ sản phẩm không chỉ đơn giản là một đồ vật cần sử dụng mà còn là uy tín, danh dự của cả 1 công ty. Chỉ cần phát hiện ra một sai sót nhỏ, người Nhật sẵn sàng loại bỏ sản phẩm ra khỏi dây chuyền cho dù kinh phí sản xuất có lớn thế nào.
Chính vì thế, chỉ cần nhìn thấy dòng chữ “Made in Japan”, người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra số tiền cao hơn mức bình thường để sở hữu sản phẩm mình cần.
Đồ công nghệ, mỹ phẩm đã cẩn thận như vậy, với đồ ăn thức uống, người Nhật còn tỉ mỉ gấp cả trăm lần. Với họ, thực phẩm luôn phải tươi ngon, đảm bảo dinh dưỡng. Văn hóa ẩm thực của người Nhật đã nổi tiếng trên toàn thế giới bởi sự cầu kì, tỉ mỉ, tinh tế đến từng chi tiết. Do luôn chú trọng đến độ tươi ngon của thực phẩm, Nhật chính là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Tại Nhật, nhiều cụ ông, cụ bà tuy tuổi đã cao nhưng sức khỏe vẫn còn rất dẻo dai, lao động như người bình thường.
Do đã gây dựng được thương hiệu vững chắc trên toàn thế giới nên gạo Nhật nhập khẩu luôn có chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng, dù phải gánh bão cạnh tranh từ gạo Thái, gạo Ấn,..

2.Gạo Nhật nhập khẩu có chất lượng cao
Tương tự như các mặt hàng xuất khẩu khác, gạo Nhật được người tiêu dùng đánh giá rất cao về mặt chất lượng. Hiện nay, tại Nhật Bản có hàng trăm loại gạo khác nhau, mỗi loại lại được đặt cho một loại tên riêng phù hợp với đặc tính của sản phẩm. Có thể kể tên một số loại gạo vô cùng nổi tiếng như:
+ Dòng gạo hikari: Bao gồm các giống gạo có đuôi là hikari (bóng) như koshihikari, hinohikari… Loại gạo này khi nấu lên bóng, trắng lấp lánh, nhìn rất đẹp mắt khi để dưới ánh đèn hay ánh sáng mặt trời.
+ Dòng gạo nishiki: Bao gồm các giống gạo có đuôi là hikari (gấm vóc) như sasanishiki, kiyonishiki… Đúng như tên gạo, cơm nấu ra từ gạo nishiki trắng thơm, mềm mại.
+ Gạo koshihikari: Đây là loại gao được người dân Nhật Bản yêu thích bởi hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Gạo trồng tại tỉnh Niigata, nằm bên bờ Biển Nhật Bản là nổi tiếng nhất, thường được bán với giá cao gấp đôi gạo được trồng tại nơi khác.
+ Gạo Japonica: Đây là loại gạo được dùng nhiều nhất trong các bữa ăn của người Nhật. Loại gạo này hạt tròn, mẩy, đều chằn chặn, trắng và thơm, dù để nguội vẫn giữ được vị dẻo như mới nấu xong. Người Nhật thường dùng gạo Japonica để chế biến các món ăn nổi tiếng như: sushi, cơm trộn hải sản, cơm nắm, bánh gạo… Japonica cũng là loại gạo Nhật nhập khẩu chủ yếu vào Việt Nam.
Ngoài ra, Nhật Bản còn có rất nhiều loại gạo ngon với tên gọi hoa mỹ như: Nihonbare (nghĩa là “bầu trời trong xanh”), hitomebore (“tình yêu sét đánh”), Akita komachi (“cô gái đẹp Akita”),… Tất cả các loại gạo có xuất xứ từ Nhật Bản đều được người tiêu dùng đánh giá rất cao về mặt chất lượng.

3.Công tác bảo quản, xuất khẩu gạo Nhật được thực hiện tốt
Gạo Nhật xuất khẩu được đánh giá cao hơn hẳn nhiều loại gạo trên thị trường hiện nay do khâu kiểm duyệt chất lượng, bảo quản được người Nhật thực hiện rất tốt. Trước khi được xuất khẩu, các bao gạo sẽ được đánh giá, kiểm tra cẩn thận. Nếu gạo có lỗi người Nhật sẽ loại bỏ khỏi dây chuyển ngay lập tức, không đặt nặng vấn đề chi phí. Chính vì điều này, người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng gạo Nhật nhập khẩu.
Bên cạnh đó, người Nhật còn chú trọng xây dựng kho chứa gạo. Các phòng chứa đều được xây dựng đúng tiêu chuẩn, trải qua khâu kiểm định gắt gao từ phía chuyên gia. Điều này giúp gạo Nhật luôn được bảo quản ở trạng thái tốt nhất, không bị ẩm mốc, mối mọt.

Không phải ngẫu nhiên mà gạo Nhật nhập khẩu lại được đánh giá cao như vậy trên thị trường Việt Nam nói riêng, trên thị trường quốc tế nói chung. Người Nhật đã quá thành công trong việc khẳng định thương hiệu, uy tín trên thị trường. Không những tốt ở chất lượng, gạo Nhật còn được đánh giá cao ở khâu bảo quản, đóng gói. Đây là điều mà gạo Việt nên học tập nếu muốn thành công hơn nữa trên con đường xuất khẩu.