Quy hoạch lại vùng trồng cây chè shan tuyết ở Hoàng Su Phì

Quy hoạch lại vùng trồng cây chè shan tuyết ở Hoàng Su Phì 3

Trà shan tuyết ở Hoàng Su Phì, Hà Giang là một trong những trân phẩm được giới yêu trà hết lòng “mến mộ”. Để phát triển hơn nữa loại sản vật quý này, lãnh đạo huyện Hoàng Su Phì và tỉnh Hà Giang đã một lần nữa quy hoạch lại thành 4 vùng trồng, thu mua và chế biến cây chè shan tuyết trọng điểm. Tạm giao vùng nguyên liệu cơ bản cho các doanh nghiệp, hợp tác xã uy tín nhằm tạo ra các chuỗi giá trị trong ngành chè đặc sản của địa phương… Đó chính là những giải pháp được vạch ra để tổ chức lại ngành sản xuất chè tuyết ở Hoàng Su Phì.

Quy hoạch lại vùng trồng cây chè shan tuyết ở Hoàng Su Phì 2

Nhắc đến huyện Hoàng Su Phì là nhắc đến một vùng trồng cây chè shan tuyết nổi tiếng trên dải đất hình chữ S. Đã có rất nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước nhớ và nhắc đến Hoàng Su Phì với niềm yêu mến, ngưỡng vọng bởi những ký ức, kỷ niệm khi uống chè tuyết san. Loại chè đặc sản này có màu tuyết trắng bao phủ rất đẹp và lạ so với các sản phẩm chè hiện có trên thị trường. Sau khi pha, nước chè shan tuyết có màu xanh ngả sang màu vàng cánh dán tựa như màu Hổ phách (hoặc mật ong). Khi thưởng trà, người dùng có thể cảm thấy hương thơm dịu nhẹ của cốm mới gặt đầu mùa Thu, vị chát nhẹ và ngọt hậu lưu trong vòm miệng. Chính vị chát ngọt và hương thơm đậm vị thiên nhiên này đã đem đến sự an lành cho mỗi người sau mỗi lần thưởng thức trà shan tuyết Hoàng Su Phì.

Quy hoạch lại vùng trồng cây chè shan tuyết ở Hoàng Su Phì 4

Theo tài liệu nghiên cứu tại Viện chè Việt Nam, Tổ chức Nông lương thế giới (viết tắt là ITC) đã xác nhận, cây chè shan tuyết Hoàng Su Phì là 1 trong 3 vùng chè hữu cơ có trên đất nước Việt Nam. Đại diện của tổ chức này khẳng định: Chè hữu cơ là một sản phẩm quý, khi chế ra đồ uống có khả năng chống lão hoá, ngừa ung thư, giảm nguy cơ bệnh tật; kéo dài tuổi xuân và rất hữu ích trong đời sống con người.

Quy hoạch lại vùng trồng cây chè shan tuyết ở Hoàng Su Phì 3

Tại huyện Hoàng Su Phì, cây chè shan tuyết tập trung chủ yếu tại 9/25 xã, thị trấn. Tổng diện tích chè hiện lên tới 4.503 ha với nhiều cây chè cổ thụ giàu ý nghĩa kinh tế, văn hóa. Diện tích cây chè đang cho thu hoạch là 3.253 ha với sản lượng chè búp tươi mỗi năm ước đạt trên 12.800 tấn. Chè thành phầm được chế biến ra mỗi năm ước đạt trên 2.500 tấn. Người dân canh tác trên vùng đất chè Hoàng Su Phì chủ yếu là dân tộc thiểu số. Mỗi năm, cây chè shan tuyết mang về cho đồng bào nằm trong vùng chè trọng điểm này hàng chục tỷ đồng. Chính cây chè đã giúp hàng vạn lao động ở huyện Hoàng Su Phì có công ăn, việc làm và hàng trăm hộ dân thoát nghèo vươn lên làm giàu bền vững mỗi năm.

Những năm gần đây, có rất nhiều hộ, các tổ chức hợp tác xã tận dụng được cây chè Shan tuyết để vươn lên làm giàu. Nhận thấy lợi thế đó, lãnh đạo huyện Hoàng Su Phì đã lựa chọn cây chè làm sản phẩm “chủ lực” trong quá trình tái cơ cấu nền sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2016 – 2020. Mục tiêu là tăng cường năng lực trồng, chế biến, xuất khẩu và đưa các sản phẩm chè shan tuyết thơm ngon, độc đáo vươn ra thị trường thế giới. Công việc tái sản xuất được bắt đầu bằng việc khoanh thành 4 vùng chính trồng, thu mua, chế biến chè shan tuyết là Túng Sán, Hồ Thầu, Nậm Ty và Tấn Sà Phìn.

Quy hoạch lại vùng trồng cây chè shan tuyết ở Hoàng Su Phì 5

Trong các vùng đó, lãnh đạo huyện quyết định các hộ tham gia trồng mới sẽ được hỗ trợ 2 triệu đồng/ha, trồng dặm là 1 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, UBND huyện tạm giao quyền thu mua búp tươi của cây chè shan tuyết cho các doanh nghiệp, hợp tác xã có nhà máy chế biến nằm trong vùng nguyên liệu. Sau quá trình triển khai, dự án đã đạt được một số kết quả nhất định, các doanh nghiệp, hợp tác xã đã thống nhất được với hộ trồng chè về giá bán nguyên liệu (khung giá thu mua được định theo giá thị trường thời điểm). Đồng thời, các bên liên quan đã thống nhất được về lịch thu hái cho từng vùng nguyên liệu trong các vụ, tránh được sự chồng chéo và đảm bảo nhân công, máy móc chế biến chè cũng như nguồn hàng xuất ra ổn định.

Cách trên đã tạo cho các doanh nghiệp, hợp tác xã chủ động được nguyên liệu sản xuất và định hình được giá thành cho mỗi sản phẩm chè shan tuyết làm ra. Nhờ đó, các sản phẩm chè được thu mua, chế biến tại mỗi vùng quy hoạch chính của huyện Hoàng Su Phì sẽ được dán nhãn truy xuất nguồn gốc để người tiêu dùng tiện giám sát. Các cơ quan quản lý về chất lượng các sản phẩm chè cũng dễ dàng xem xét, theo dõi và làm thủ tục, kiểm định chất lượng trước khi xuất bán đến tay người tiêu dùng. Nhiều chuyên gia tin tưởng, cách làm trên sẽ là “bước đệm” để ngành chè Hoàng Su Phì phát triển vươn ra các thị trường chè cao cấp lớn ở trong và ngoài nước.

Quy hoạch lại vùng trồng cây chè shan tuyết ở Hoàng Su Phì1

Ngoài ra, tại 4 vùng quy hoạch cây chè shan tuyết lớn, UBND huyện Hoàng Su Phì sẽ ưu tiên xây dựng thành 4 cụm điểm để lắp đặt nhà máy chế biến. Các nhà máy này chủ yếu thu mua nguyên liệu là chè búp tươi cho đồng bào trong vùng quy hoạch và tổ chức chế biến chè theo tiêu chuẩn “Chè đặc sản”. Tính đến thời điểm này, các ban ngành có liên quan ở huyện Hoàng Su Phì đã làm hồ sơ xúc tiến công nhận cho 625 ha chè đạt tiêu chuẩn Viet Gap. Tổ chức Hiệp hội chè cũng đã hoàn tất thủ tục công nhận 225 ha chè tại các vùng gồm: Hồ Thầu 75 ha, Tả Sử Choóng 150 ha đạt chất lượng chè hữu cơ. Sự công nhận đó, đã và đang mở ra cánh cửa lớn để Hoàng Su Phì đưa cây chè thành một cây “thế mạnh” trong phát triển kinh tế địa phương.

Hiện tại, UBND huyện Hoàng Su Phì vẫn tiếp tục chỉ đạo cho các cơ quan chức năng làm các thủ tục cần thiết để công nhận thêm nhiều vùng cây chè shan tuyết đặc hữu chất lượng cao và xúc tiến để đầu tư phát triển cây chè bền vững.

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời