Khám phá kỹ thuật trồng chè Shan Tuyết

Khoảng cách giữa các cây chè cần được phân bổ hợp lý

Với nhiều công dụng vàng dành cho sức khỏe, chè shan tuyết là món quà trời ban cho mảnh đất Hà Giang. Kỹ thuật trồng chè shan tuyết có rất nhiều điều thú vị, không phải ai cũng biết.

Để tạo nên món trà vang danh cả nước, người Hà Giang đã đổ mồ hôi, nước mắt trên những nương cao gập ghềnh núi đá. Qua bao công chăm non, thu hái, những lá trà shan tuyết xanh non, chất lượng mới được vận chuyển đến tận tay người thưởng trà.

Kỹ thuật trồng chè shan tuyết là điều không phải ai cũng biết
Kỹ thuật trồng chè shan tuyết là điều không phải ai cũng biết

1.Điều kiện đất đai, địa hình phù hợp với giống chè shan tuyết

Không phải ngẫu nhiên chè shan tuyết Hà Giang lại nổi danh đến vậy. Đất đai, khí hậu nơi đây hoàn toàn phù hợp với giống chè đặc biệt này: độ dốc đồi thoai thải, đất trung tính, chua nhẹ, tầng đất mặt dày, hàm lượng dinh dưỡng và độ mùn của đất cao.

Tuy nhiên, nếu chỉ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên là chưa đủ. Để chè shan tuyết cho sản lượng thu hoạch cao, người dân Hà Giang đã tiến hành cải tạo đất đai và quy hoạch vùng trồng chè:

+ Cải tạo đất đai:

Kỹ thuật trồng chè shan tuyết đề cao môi trường sống của cây trồng. Tuy điều kiện tự nhiên khá tốt nhưng người dân Hà Giang cũng không thể để cây tự phát triển được. Khác với đất ở miền trung du có thể cuốc lật toàn bộ, đất ở vùng núi cao cần được khảo sát, cắm tiêu vị trí trồng thích hợp, sau đó mới tiến hành cuốc hố trồng chè.

Chú trọng khâu làm đất ngay từ đầu sẽ giúp cho cây chè phát triển thuận lợi hơn, chống xói mòn, giữ màu, cải thiện tính hóa lý của đất, trừ cỏ dại, giảm nguy cơ sâu bệnh. Trong quá trình làm đất để trồng chè shan tuyết, người dân Hà Giang phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc sau: Thời gian làm đất nên diễn ra từ tháng 10 – 11; phải làm sạch hoàn toàn cỏ dại, đá ngầm, gốc cây trước khi canh tác; đất cần được làm sâu để rễ chè có thể hút được nhiều chất dinh dưỡng và nước.

Đặc biệt, để tăng hàm lượng dinh dưỡng cho đất, người dân thường trồng cây cốt khí trước thời gian canh tác. Đây là kỹ thuật trồng chè shan tuyết không phải ai cũng biết. Nếu như phân chuồng khó thu gom, vận chuyển thì cây cốt khí có thể cắt hái, tạo mùn ngay tại chỗ. Ngoài ra, cây cốt khí còn được dùng để che bóng cho chè khi còn nhỏ, tránh tình trạng chết yểu do nắng nóng.

+ Quy hoạch vùng trồng chè

Việc trồng chè cần được quy hoạch rõ ràng, đảm bảo các yếu tố cốt lõi sau: dễ dàng chăm sóc, thu hái, chống xói mòn. Thông người, người trồng sẽ phân khu, đặt tên, số hiệu để dễ dàng quản lý và chăm sóc. Tùy theo độ dốc của đồi mà người trồng sẽ có sự phân bổ hợp lý: Độ dốc từ 15 – 250 thì diện tích tối đa cho 1 lô là 2000 – 4000 m2; độ dốc thấp thì diện tích tối ưu là 5000 – 7000 m2. Lô to sẽ bất tiện chăm sóc, lô nhỏ sẽ phí đất vào việc tạo đường đi. Việc bố trí hàng chè cũng phụ thuộc vào độ dốc: hàng chè thẳng nếu độ dốc dưới 5 độ, hàng chè theo đường đồng mức nếu độ dốc từ 6 đến 25 độ, trồng bậc thang nếu độ dốc lớn hơn 25.

Không những vậy, kỹ thuật trồng chè shan tuyết còn chú trọng đến việc xây dựng hệ thống cấp thoát nước. Hệ thống cấp thoát nước sẽ bao gồm: rãnh dọc sườn đồi, rãnh ngang sườn đồi, rãnh cách ly.

Khoảng cách giữa các cây chè cần được phân bổ hợp lý
Khoảng cách giữa các cây chè cần được phân bổ hợp lý

2.Kỹ thuật trồng chè shan tuyết – Trồng và chăm sóc

Chè được mang đi trồng thường ở dạng bầu, được ươm từ cành. Nguồn giống này phải đảm bảo các tiêu chuẩn như: không sâu bệnh hại, bấm ngọn trước khi trồng trên đất chính 2 tuần, cao trên 30 cm, đường kính thân sát gốc từ 3 – 5 mm, tuổi đời 8 – 12 tháng. Thời điểm thích hợp nhất để trồng chè rơi vào tháng 8 – 9 và từ tháng 1 – 3. Sau khi cho bầu chè vào hồ người trồng cần phủ lên phần đất mặt lớp cỏ rác không tái sinh để giữ ẩm cho cây. Nếu trời nắng to thì cần phải tưới thêm khoảng 2 lít nước cho gốc cây mới trồng.

Khi cây chè shan tuyết còn bé, cần phải trồng thêm cây che bóng. Loại cây này có tác dụng ngăn cản quá trình bốc hơi nước, che chắn cây non khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường, tăng độ phì nhiêu cho đất.

Trong quá trình trồng chè, các công việc như: tỉa cành, làm cỏ, bón phân cần diễn ra đều đặn, đảm bảo cây chè có môi trường sống tốt nhất để sinh trưởng và phát triển. Đây không chỉ là kỹ thuật trồng chè shan tuyết nói riêng mà còn là kỹ thuật chăm sóc tất cả các loại cây trồng nói chung.

Chè shan tuyết sau khi thu hoạch
Chè shan tuyết sau khi thu hoạch

Tùy vào từng giai đoạn của cây chè, người dân Hà Giang sẽ có cách thu hái khác nhau: chè 1 tuổi hái ngọn cao từ 1, 2 m; chè 2 tuổi hái ngọn cao từ 1,5 m; chè sau khi đốn tùy chỉnh độ cao thu hái để khống chế chiều cao của cây chè. Về sau, khi cây chè đã cao lớn, chỉ cần hái các búp chè đủ tiêu chuẩn, hái non 1 tôm 2 lá là đươc. Sau khi hái xong thì cần chế biến ngay để không gây suy giảm chất lượng của trà.

Trên đây chỉ là những điều cơ bản và sơ bộ nhất về kỹ thuật trồng chè shan tuyết. Để tạo nên loại chè vàng dành cho sức khỏe, người dân Hà Giang không chỉ dựa vào kinh nghiệm ông cha truyền lại, điều kiện tự nhiên mà còn tích cực áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong việc canh tác.

[products limit=”8″ columns=”2″ category=”tra-shan-tuyet” visibility=”visible”]
Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời